Những Lưu Ý Khi Ký Kết Hơp Đồng Xây Dựng - Sydo Corp - Sydo.vn

CẨM NANG – Những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là một văn bản quan trọng thể hiện sự hợp tác giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình thực hiện một công trình xây dựng. Nó có ý nghĩa quan trọng về mặt lợi ích, pháp lý và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng xây dựng để đảm bảo quyền lợi xứng đáng:

1.Hợp đồng xây dựng là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP:

“Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”

Việc soạn thảo hợp đồng xây dựng đầy đủ và chặt chẽ đòi hỏi kiến thức chuyên môn về lĩnh vực xây dựng. Các người tư vấn, thẩm định và người soạn thảo hợp đồng cần phải có hiểu biết sâu về pháp luật xây dựng, quy định kỹ thuật và quy trình thực hiện dự án.

Hợp đồng xây dựng là văn bản quan trọng không thể thiếu khi bắt đầu hợp tác giữa chủ đầu tư và nhà thầu

Hợp đồng xây dựng là văn bản quan trọng không thể thiếu khi bắt đầu hợp tác giữa chủ đầu tư và nhà thầu

Khi thực hiện soạn thảo và ký kết loại hợp đồng này, gia chủ cần xem xét những lưu ý dưới đây.

Xem thêm: Hợp đồng thiết kế mẫu của SYDO

2. 4 điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng xây dựng

Nội dung hợp đồng xây dựng

Xác định phạm vi công việc và soạn thảo nội dung cụ thể trong hợp đồng xây dựng là rất quan trọng để đảm bảo rõ ràng và tránh các tranh cãi trong quá trình thi công. Các điều khoản và chính sách cam kết trong hợp đồng cần được đưa ra một cách rõ ràng và chi tiết.

Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi soạn thảo nội dung hợp đồng xây dựng:

  1. Xác định phạm vi công việc: Hợp đồng nên chỉ rõ công việc cụ thể mà nhà thầu phải thực hiện, bao gồm các công việc chính và phụ, cũng như các yêu cầu kỹ thuật.
  2. Quy định về tiến độ: Hợp đồng cần đưa ra lịch trình thi công chi tiết, bao gồm thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, các mốc tiến độ quan trọng và các yêu cầu về thời gian hoàn thành.
  3. Quy định về thanh toán: Hợp đồng nên ghi rõ các khoản thanh toán, cách tính giá trị công việc, thời điểm thanh toán và các điều kiện liên quan đến thanh toán.
  4. Quy định về chất lượng công trình: Hợp đồng cần đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cụ thể, cũng như quy định về trách nhiệm bảo đảm chất lượng của nhà thầu.
  5. Quy định về thay đổi và điều chỉnh hợp đồng: Hợp đồng nên có các điều khoản về thay đổi, điều chỉnh hoặc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp cần thiết.
  6. Quy định về giải quyết tranh chấp: Hợp đồng nên có các điều khoản về giải quyết tranh chấp, bao gồm việc áp dụng trọng tài hoặc giải quyết qua tòa án.

Bằng cách soạn thảo nội dung hợp đồng xây dựng rõ ràng và cụ thể, hai bên có thể hiểu và thực thi theo đúng điều lệ, giảm thiểu rủi ro và tránh tranh cãi trong quá trình thi công.

Cần kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng xây dựng bằng cách tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia

Cần kiểm tra kỹ nội dung hợp đồng xây dựng bằng cách tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia

Nghiệm thu công trình

Giai đoạn nghiệm thu là giai đoạn vô cùng quan trọng để có thể đánh giá được chất lượng của bên thi công, đảm bảo các tiêu chí dưới đây:

  • Đầu tiên, cần kiểm tra chất lượng và những tiêu chuẩn đã đặt ra ban đầu có được hoàn thành đúng như vậy hay không, tất cả những hạng mục đã đi tới đâu và hoàn thành đúng như bản hợp đồng chưa.
  • Đối tượng nghiệm thu và những người sẽ chịu trách nhiệm nghiệm thu. Đây là công việc được chính nhà đầu tư tiến hành, hoặc bên tư vấn, nhà thầu sẽ tiến hành, họ sẽ đưa ra những ý kiến có phải sửa chữa hay thay đổi hạng mục nào hay không.

Để tránh tranh chấp và đảm bảo việc nghiệm thu trong hợp đồng được rõ ràng thì cần thực hiện các tiêu chí sau:

  • Chất lượng và tiêu chuẩn công trình, các hạng mục hoặc sản phẩm đã được hoàn thành
  • Người chịu trách nhiệm nghiệm thu, các bên phải ký xác nhận vào biên bản nghiệm thu. Công việc nghiệm thu được xem là hoàn tất khi chủ đầu tư, nhà thầu, bên tư vấn,.. xác nhận nghiệm thu. Cần chắc chắn không có ý kiến khắc phục, sửa chữa với hạng mục, công việc nào.
Những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng xây dựng - sydo corp - sydo.vn (3)

Nghiệm thu là khâu cực kỳ quan trọng

Thời hạn liên quan đến công việc

Trong hợp đồng xây dựng phải quy định rõ các điều khoản về thời gian thi công. Nhờ đó đảm bảo công trình được hoàn thiện trong thời hạn đã đặt ra. Tránh việc gián đoạn và bỏ dở công trình. Đồng thời, lưu ý đến nghĩa vụ và thời hạn của các nhà thầu thi công, tránh kéo dài thời gian. Một số nội dung về thời hạn gồm:

  • Thời hạn hoàn thành công việc
  • Lưu ý đối với các thông báo yêu cầu của các bên

Bảo lãnh và thanh toán

Nghĩa vụ bảo lãnh của nhà thầu để đảm bảo cho việc thanh toán và bảo hành công trình. Việc bảo lãnh này nên thiết lập liên quan mật thiết đến các điều khoản sau:

  • Điều khoản thanh toán
  • Điều khoản thực hiện công việc
  • Điều khoản bảo hành công trình, công việc.
Việc bảo lãnh của nhà thầu nhằm đảm bảo cho việc thanh toán và bảo hành công trình một cách tốt nhất

Việc bảo lãnh của nhà thầu nhằm đảm bảo cho việc thanh toán và bảo hành công trình một cách tốt nhất

3. Kinh nghiệm trước khi ký kết hợp đồng xây dựng

Sau khi chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý về giá cả và cách thức thi công, hai bên sẽ ký hợp đồng xây dựng để triển khai thi công. Giá trị hợp đồng có thể tăng giảm tùy theo diện tích hay khối lượng thi công phát sinh. Đơn giá không đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng

Bên thi công phải ghi rõ các mục sau: tiến độ thi công toàn bộ, từng giai đoạn, hình thức phạt khi vi phạm tiến độ.

Chủ đầu tư phải ứng trước 20% giá trị hợp đồng cho công tác chuẩn bị vật tư và thiết kế. Lưu ý, giá trị hợp đồng không thay đổi đến khi quá trình thi công hoàn thiện.

Chủ đầu tư cần xem xét kỷ máy móc thiết bị, cốp pha giàn giáo được ghi trong hợp đồng.

Làm rõ về công tác nhân sự với bên thi công như: cán bộ kỹ thuật, công nhân…

Hai bên không được sửa đổi nội dung có trong bản hợp đồng. Cần đọc kĩ nội dung trước khi quyết định ký kết.

Chủ đầu tư cần làm rõ các chi phí phụ như: điện nước, mặt bằng vỉa hè, xin cấp xây dựng, chi phí cho công nhân…

Bản vẽ thiết kế và bản vẽ xin phép phải được chủ đầu tư và bên thi công duyệt trước khi ký hợp đồng.

Nhà thầu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm lao động, chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình (nếu có).

Nên tìm hiểu và đọc kỹ những kinh nghiệm khi ký kết hợp đồng xây dựng

Nên tìm hiểu và đọc kỹ những kinh nghiệm khi ký kết hợp đồng xây dựng

Trên đây là những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng xây dựng, gia chủ hãy lưu lại và áp dụng trong trường hợp của mình nhé.

Bài viết này hữu ích không?

Điểm đánh giá: 5 / 5. Tổng số lượt đánh giá: 4524

Không có lượt đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Cảm ơn bạn đã đánh giá! Chúc bạn một ngày tốt lành

Theo dõi các mạng xã hội của SYDO để cập nhật thông tin mới nhất!