Organic (hữu cơ) đang trở thành một trào lưu trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ dừng lại ở đồ ăn hay lối sống, Organic đã xuất hiện trong cả kiến trúc và trở thành một phong cách nghệ thuật được rất nhiều kiến trúc sư ưu ái.
1. Thiết kế Organic là gì?
Thiết kế Hữu cơ, hay còn được gọi là Organic Design, là một triết lý thiết kế được coi là sự tổng hòa giữa con người và thiên nhiên. Được xem là thể hiện sự tương tác và hài hòa giữa các yếu tố như vị trí, kết cấu, hình dạng thiết kế và môi trường xung quanh, thiết kế Organic tạo ra một thể thống nhất và đồng nhất.
Thiết kế Organic được coi là sự tổng hòa giữa con người và thiên nhiên, đồng hành với triết lý tạo ra một không gian sống hài hòa, tự nhiên và gần gũi. Nó tạo ra một thể thống nhất và đồng nhất giữa các yếu tố nhân tạo và thiên nhiên.
Ứng dụng thiết kế Organic trong một văn phòng hiện đại.
Đường cong và hình dạng tự do trong tự nhiên là nguồn cảm hứng của thiết kế Organic. Những hình dạng này tương phản với các dạng hình học của chủ nghĩa hiện đại.
Với công nghệ in 3D ngày nay, thiết kế Organic ngày càng dễ dàng để mô phỏng. Bên cạnh đó, những vấn đề về sinh thái và môi trường ngày càng được quan tâm hơn đưa đến việc phát triển của thiết kế này.
Công nghệ in 3D giúp việc mô tả thiết kế Organic hiệu quả hơn.
2. Thiết kế Organic trong kiến trúc:
Ra đời vào thế kỉ XX, nhưng phải đến nửa sau của thế kỷ này, thuật ngữ Kiến trúc hữu cơ – Organic Architecture mới được đưa lên một tầm cao mới. Để loại bỏ tính hình học cứng nhắc từ dầm và cột trụ, các kiến trúc sư đã sử dụng hình thức mới của bê tông và nhịp hẫng vì kèo để tạo ra hình thức vòm cong, lượn sóng tự nhiên.
Công trình Zaha Hadid ở London được thiết kế theo phong cách Organic.
Kiến trúc Organic được đặc trưng bởi những yếu tố sau:
Thiết kế tôn trọng người dùng: đây là yếu tố cơ bản, các đường xoắn sẽ chỉ tạo ra hiệu ứng về mặt thẩm mỹ nếu không có tác dụng gì với người dùng.
Ảnh hưởng của tự nhiên: thiên nhiên thay đổi tương đối nhiều dưới các sự tác động khác nhau. Kiến trúc hữu cơ ghi nhận sự thay đổi đó để hoàn thiện nó trong các thiết kế.
Sự tiến hoá: mỗi thiết kế hay kiến trúc không cần là ý tưởng mới hoàn toàn, nó có thể được cải tiến từ những cái có sẵn đến khi nó hoàn chỉnh và trở thành thiết kế đáp ứng mọi thời đại;
Công ty kiến trúc Hideo Kumaki sử dụng yếu tố thiên nhiên là cây cỏ cho kiến trúc Organic của mình.
Thể thống nhất: Mọi thiết kế và kiến trúc đều phải là một thể thống nhất từ nhận thức sản phẩm như một thể thống nhất từ công năng đến yếu tố thẩm mỹ.
3. Thiết kế Organic trong nội thất:
Bên cạnh kiến trúc, nội thất Organic cũng là yếu tố được quan tâm. Phong cách này chú ý nhiều đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu tự nhiên, nguồn tài nguyên tái tạo và tái chế rất phù hợp với những ngôi nhà được thiết kế với mục đích có lợi cho sức khỏe.
Organic trong nội thất là được phát triển mạnh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20, bằng cách hướng đến những vật liệu nội thất tự nhiên đem đến sự thân thiện giữa thiên nhiên với con người.
Tuy nhiên, phong cách Organic trong nội thất không được áp dụng đại trà, do chi phí quá cao, kể cả khi thi công hoàn thiện cho đến lúc dùng, sửa chữa, bảo dưỡng…
Nội thất Organic được đặc trưng bởi các yếu tố:
Đường cong: Những đường cong miên man như mê cung là đặc trưng ấn tượng tạo nên phong cách nội thất Organic. Bên cạnh đó, hình khối biến đổi cũng được áp dụng linh hoạt với kết cấu đa dạng.
Những đường cong được sử dụng tương đối nhiều trên các món nội thất Organic.
Điều này tạo sự độc đáo cho các món nội thất phong cách này.
Màu sắc đa dạng và táo bạo: là phong cách hữu cơ lấy cảm hứng từ thiên nhiên, các mảng màu được sử dụng trong nội thất organic vô cùng phong phú. Đôi khi nó sẽ là những không gian đầy màu sắc với những gam rực rỡ, ấn tượng, cũng có khi nó lại chỉ là một màu đơn sắc hoặc những sắc dịu nhẹ từ tự nhiên. Màu sắc phụ thuộc phần lớn vào tính cách của người dùng.
Màu sắc trong các món nội thất Organic cực kỳ táo bạo.
Chất liệu gỗ: Gỗ luôn là vật liệu được sử dụng nhiều trong nội thất Organic bởi nó đại diện cho tự nhiên. Khi sử dụng, gỗ sẽ giữ màu nguyên thủy với những đường vân hoặc thớ gỗ xù xì. Thêm vào đó, gỗ sẽ mang đến cho không gian sự ấm cúng và thân thiện với thiên nhiên hơn.
Một thiết kế nội thất Organic sử dụng chất liệu gỗ.
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có những cái nhìn tổng quan về kiến trúc cũng như thiết kế Organic để ứng dụng nó vào căn nhà của mình một cách hợp lý.
Bài viết này hữu ích không?
Điểm đánh giá: 5 / 5. Tổng số lượt đánh giá: 2
Không có lượt đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Cảm ơn bạn đã đánh giá! Chúc bạn một ngày tốt lành
Theo dõi các mạng xã hội của SYDO để cập nhật thông tin mới nhất!
“Dự án dù lớn hay nhỏ, trái ngược với thái độ chối từ, chúng tôi luôn sẵn lòng trước là làm hài lòng khách hàng và sau là giữ cho mình tâm thế nghề nghiệp. Chúng tôi luôn mong muốn hướng kiến trúc đến với các giá trị của Chân – Thiện – Mỹ hơn là sự phô diễn”