sydo.vn Giay phep xay dung Muc phat khong co giay phep xay dung sydo corp

CẨM NANG – Mức xử phạt mới khi xây dựng nhà ở không có giấy phép là bao nhiêu?

Tình trạng người dân tự ý xây nhà khi chưa được cấp giấy phép xây dựng là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy mức xử phạt khi xây dựng nhà ở không có giấy phép là bao nhiêu?

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là một tài liệu chứng nhận từ cơ quan chức năng (thường là sở xây dựng hoặc cơ quan quản lý xây dựng) cho phép một cá nhân, tổ chức hoặc công ty tiến hành công trình xây dựng. Nó xác nhận rằng dự án xây dựng đáp ứng các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. Giấy phép xây dựng cũng có thể bao gồm các thông tin như mục đích sử dụng, diện tích xây dựng, kết cấu, vị trí và thời gian thực hiện dự án. Đối với một số công trình nhỏ hoặc sửa chữa nhỏ, có thể yêu cầu giấy phép xây dựng đơn giản hơn, trong khi các công trình lớn hoặc quy mô lớn hơn có thể yêu cầu quy trình phê duyệt phức tạp hơn.

Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 có ghi nhận rõ giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Giấy phép xây dựng gồm:

  • Giấy phép xây dựng mới
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo
  • Giấy phép di dời công trình
Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước xác nhận việc cho phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình (ảnh minh họa)

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước xác nhận việc cho phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình (ảnh minh họa)

2. Xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, thi công công trình xây dựng mà không có giấy phép xây dựng có thể bị phạt tiền lên đến 140 triệu đồng, thấp nhất là 60 triệu đồng.

Nếu tái phạm, người vi phạm có thể bị phạt với số tiền gấp đôi so với lần lập biên bản đầu tiên.

Người bị xử phạt còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ công trình.

Cụ thể mức phạt tiền (hình phạt chính), biện pháp khắc phục hậu quả, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm như sau:

Cụ thể các mức phạt khi xây dựng không có giấy phép

Cụ thể các mức phạt khi xây dựng không có giấy phép

Như vậy, xây dựng nhà ở không có giấy phép tùy thuộc từng vị trí (ở khu di tích lịch sử, ở khu vực thông thường…) mà mức phạt có sự khác biệt.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin phép xây dựng nhà ở đầy đủ nhất

Người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và bị buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm theo quy định.

3. Có được xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng khi bị lập biên bản xử phạt không?

Căn cứ khoản 16 Điều 16, Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, người bị xử phạt có thời hạn nhất định (30 ngày) để xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Quá thời hạn cho phép mà người vi phạm vẫn không có giấy phép xây dựng phù hợp thì phải tháo dỡ phần công trình vi phạm.

Người bị xử phạt có thời hạn nhất định (30 ngày) để xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng

Người bị xử phạt có thời hạn nhất định (30 ngày) để xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng

Cụ thể việc xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ phần công trình vi phạm kể từ thời điểm bị lập biên bản như sau:

– Cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu người vi phạm dừng thi công công trình để xin cấp giấy phép;

– Cơ quan.người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

– Người bị xử phạt có thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện/hoặc Sở Xây dựng);

– Hết 30 ngày, người vi phạm không xuất trình được giấy phép xây dựng thì cơ quan xử phạt ban hành thông báo yêu cầu người vi phạm tự tháo dỡ công trình nhà ở vi phạm;

– Người vi phạm có thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo (theo dấu bưu điện) hoặc ngày bàn giao thông báo theo biên bản để tự tháo dỡ;

– Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày phải tự tháo dỡ, người vi phạm xuất trình được giấy phép xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra công trình, lập biên bản ghi nhận hiện trạng theo giấy phép được cấp;

– Người vi phạm được tiếp tục xây dựng nếu hiện trạng phù hợp với giấy phép và phải tháo dỡ phần công trình vi phạm (tối đa 15 ngày) kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hiện trạng/biên bản lập ngày kiểm tra;

Như vậy, nếu bạn xây dựng nhà ở không có giấy phép và trong thời hạn xử phạt thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính mặc dù có thời hạn để xin cấp giấy phép bổ sung.

Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt mà bạn không xuất trình được giấy phép xây dựng phù hợp với hiện trạng công trình thì phải tháo dỡ phần công trình vi phạm/không phù hợp với giấy phép.

Xem thêm: Ưu đãi xây nhà tại SYDO được miễn phí 100% giấy phép xây dựng

Trên đây là một số quy định pháp luật mới nhất về vấn đề mức xử phạt hành vi xây nhà ở không có giấy phép xây dựng. Trong trường hợp cụ thể, các gia chủ hãy liên hệ chuyên gia là luật sư hoặc tới các văn phòng luật để được tư vấn chi tiết hơn.

Nguồn: hieuluat

Bài viết này hữu ích không?

Điểm đánh giá: 4.9 / 5. Tổng số lượt đánh giá: 25438

Không có lượt đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Cảm ơn bạn đã đánh giá! Chúc bạn một ngày tốt lành

Theo dõi các mạng xã hội của SYDO để cập nhật thông tin mới nhất!